Trẻ tự kỷ có nói được không? Cách cải thiện lời nói cho trẻ

Một trong những câu hỏi phổ biến nhất khi nhắc đến hội chứng phổ tự kỷ chính là “ trẻ tự kỷ có nói được không? Câu trả lời là có, trẻ tự kỷ vẫn có thể nói được tuy nhiên bé thường gặp phải các vấn đề về giao tiếp hay sử dụng ngôn ngữ. Hãy cùng tìm hiểu về cách cải thiện lời nói, ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ.

Trẻ tự kỷ có nói được không?

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 25%-30% trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ (ASD) thường gặp các khó khăn về ngôn ngữ. Tuy nhiên mỗi đứa trẻ là một cá thể khác nhau nên chúng sẽ có những điểm mạnh hay khó khăn khác nhau trong việc thực hiện hành vi giao tiếp của mình.

Theo các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ khác nhau, khả năng nói của trẻ cũng khác nhau:

  • Trẻ tự kỷ ở cấp độ 1 vẫn có thể nói được câu trôi chảy
  • Trẻ tự kỷ ở cấp độ 2 đã có sự thiếu hụt rõ rệt giao tiếp lời nói
  • Trẻ tự kỷ ở cấp độ 3 có sự suy yếu nghiêm trọng trong giao tiếp bằng lời, một số trẻ không nói được.
trẻ tự kỷ có nói được không
Trẻ tự kỷ nói được nhưng còn phụ thuộc vào mức độ tự kỷ của trẻ và sự hỗ trợ

Nguyên nhân khiến trẻ tự kỷ không nói được

Đặc điểm của trẻ tự kỷ là sự suy giảm về ngôn ngữ và khả năng giao tiếp xã hội. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến giao tiếp bằng lời nói của trẻ, do đó thường sẽ thấy trẻ tự kỷ chậm nói hoặc khiến cha mẹ lầm tưởng trẻ tự kỷ không biết nói, không nói được.

Một số nguyên nhân khác dẫn đến việc trẻ tự kỷ không nói được có thể nói đến như trẻ mắc chứng chậm phát triển ngôn ngữ. Điều này có thể cản trở khả năng giao tiếp của con trong việc thể hiện nhu cầu của mình.

Ngoài ra cũng có thể do các con chưa phát triển toàn diện kỹ năng giao tiếp bằng lời nói. Trong trường hợp này bố mẹ cần nên phát hiện sớm để có những phương án hỗ trợ phát triển ngôn ngữ giúp trẻ tự kỷ nói được.

Bên cạnh đó, một số trẻ tự kỷ cũng có thể mắc chứng echolalia – chứng nhại lời thường xảy ra đối với trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ. Khiến con trẻ thường xuyên lặp đi lặp lại các từ hoặc cụm từ một cách vô thức.

trẻ tự kỷ có nói được không
Sự suy giảm về ngôn ngữ và khả năng tương tác xã hội dẫn đến chậm nói ở trẻ

Những biểu hiện của trẻ tự kỷ không nói được, chậm nói

Trong một số nghiên cứu về nhận thức của cha mẹ về biểu hiện của trẻ tự kỷ đã cho thấy 30% – 38% phụ huynh nhận thấy các dấu hiện đầu tiên trước khi con mình tròn 12 tháng tuổi. Một số dấu hiệu cho thấy trẻ tự kỷ không nói được có thể kể đến như:

  • Không trả lời khi được gọi tên khi đã được 12 tháng tuổi
  • Không bập bẹ nói theo bố mẹ hoặc cười cùng bố mẹ
  • Không chỉ vào đồ vật ưa thích khi được 14 tháng tuổi
  • Không chơi cùng bố mẹ, hạn chế tương tác
  • Hạn chế giao tiếp bằng mắt hoặc thích ở một mình
  • Không thể nói hay phát âm các từ ngữ ngắn
  • Lặp đi lặp lại các từ hoặc cụm từ
  • Khó chịu vì những thay đổi nhỏ trong cuộc sống hàng ngày của bé

Các cách hỗ trợ trẻ tự kỷ không biết nói ở nhà

Dạy trẻ tự kỷ tập nói là việc làm hoàn toàn khả thi, tuy nhiên quá trình này đòi hỏi nhiều thử thách và sự kiên trì nổ lực không ngừng của cha mẹ và cả các thầy cô can thiệp cho trẻ. Dưới đây là một số cách dạy trẻ tự kỷ tập nói:

  • Hướng dẫn trẻ tương tác với thế giới xung quanh: Đưa trẻ đến các khu vui chơi hoặc công viên có thể kích thích trẻ tương tác với môi trường xung quanh và học hỏi từ những trẻ khác. Điều này giúp trẻ mở rộng kỹ năng giao tiếp và tăng cường động lực để trò chuyện.
  • Quan tâm đến sở thích của trẻ: Theo dõi và quan sát sở thích của trẻ để tìm ra những phương pháp học phù hợp. Sử dụng đồ chơi hoặc vật dụng yêu thích của trẻ như một phần trong quá trình học tập. Giao tiếp, khuyến khích trẻ nói trong khi chơi.
  • Sử dụng từ ngữ đơn giản và rõ ràng: Tránh sử dụng các câu dài hoặc từ ngữ phức tạp để trẻ dễ hiểu và tiếp thu hơn.
  • Giao tiếp phi ngôn ngữ thông qua: cử chỉ, biểu hiện khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể có thể giúp trẻ hiểu và học hỏi về cách giao tiếp.
  • Dạy trẻ về sự vật và cảm xúc: Liên kết các đối tượng và hoạt động hàng ngày với ngôn từ để giúp trẻ liên hệ giữa từ ngữ và thế giới xung quanh.
  • Sử dụng công nghệ và thiết bị hỗ trợ: Các ứng dụng và trò chơi được thiết kế đặc biệt cho trẻ tự kỷ có thể là công cụ hữu ích trong việc dạy trẻ nói.
Cha mẹ dánh nhiều thời gian đồng hành giúp con nói và phát triển ngôn ngữ tốt

Tuy nhiên, trong đời sống hiện đại đầy bận rộn ngày nay không phải bố mẹ nào cũng có đủ thời gian để cùng con luyện tập, cải thiện giao tiếp. Hiểu được điều đó, Trung tâm Nhân Hòa luôn cố gắng giúp bố mẹ can thiệp sớm vào việc giảng dạy và điều trị cho trẻ tự kỷ.

Can thiệp sớm giúp trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ

Cho trẻ đi can thiệp sớm tại các cơ sở giáo dục, trung tâm dạy trẻ tự kỷ, chậm nói là phương pháp hiệu quả nhất để hỗ trợ phát triển ngôn ngữ, lời nói cho trẻ. Việc đánh giá và lên mục tiêu phương pháp phù hợp với từng trẻ là rất quan trọng.

Với 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực can thiệp cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ, Trung tâm Nhân Hòa luôn đánh giá kỹ lưỡng và kiểm tra toàn diện cho bé và can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ để giúp con phát triển ngôn ngữ, lời nói, hành vi và sớm hòa nhập với cộng đồng. Bên cạnh đó, trung tâm cũng hỗ trợ quý phụ huynh tham gia học cùng con để có thể hiểu rõ hơn tình hình của bé cũng như có thêm các kiến thức trong việc nuôi dạy trẻ.

Trẻ tự kỷ có nói được không
Can thiệp sớm giúp trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ nhanh nhất

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời cho các thắc mắc về việc “trẻ tự kỷ có nói được không”. Đồng hành cùng bé trên con đường hòa nhập trong giao tiếp là một hành trình dài, vậy nên hãy vững tâm lên bố mẹ nhé!

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN