Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể liên quan đến rối loạn phát triển hoặc hội chứng như tự kỷ. Trẻ chậm nói, chậm hiểu, vốn từ vựng ít và khó nói được các câu và thể hiện yêu cầu của trẻ dẫn đến khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu để hỗ trợ trẻ.
Khái niệm trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là những trẻ gặp khó khăn trong việc nghe hiểu, sử dụng ngôn ngữ cử chỉ và lời nói giao tiếp. Những khó khăn này khác nhau ở các độ tuổi của trẻ. Trẻ chậm nói có thể chỉ là chậm nói đơn thuần hoặc liên quan đến các rối loạn phát triển khác. Dạy trẻ chậm nói đơn thuần phát âm và nói lưu loát sẽ dễ hơn so với trẻ chậm nói có rối loạn phổ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ.
Những khó khăn có thể xảy ra với:
- Giao tiếp ngôn ngữ
- Hiểu từ hoặc câu
- Bật âm đầu tiên và học từ
- Nói câu 2, 3, 4 và nhiều từ
- Xây dựng vốn từ vựng.
Dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Trẻ em ở từng độ tuổi sẽ có mốc phát triển ngôn ngữ khác nhau. Phụ huynh so sánh con với các bạn cùng tuổi có thể không xác định được trẻ có chậm nói hay không. Vì vậy hãy so sánh các dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ theo các độ tuổi dưới đây và liên hệ với các nhà chuyên môn để giúp trẻ phát triển.
Đến 6 tháng
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ ở 6 tháng khi không có các dấu hiệu
- Sử dụng mắt để giao tiếp
- Đáp ứng khi được gọi tên (nhìn, quay đầu)
- Quay sang nhìn đồ vật khi bạn nói về chúng.
Đến 12 tháng
Trẻ 12 tháng không có các dấu hiệu:
- Chơi các trò chơi theo lượt như ú òa
- Cố gắng giao tiếp bằng lời nói, âm thanh ê a, cử chỉ và/hoặc từ ngữ
- Cố gắng liên lạc với bạn khi họ cần giúp đỡ hoặc muốn điều gì đó.
Đến 18 tháng
Trẻ không có các biểu hiện như
- Đáp lại những hướng dẫn và câu hỏi hàng ngày như “Vẫy tay tạm biệt”, “Mẹ đâu rồi?” hoặc đưa ra yêu cầu như “uống nước”
- Nói những lời đơn lẻ.
Đến 2 tuổi
Trẻ 2 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ không đạt được các mốc như:
- Nói khoảng 50 từ khác nhau
- Ghép 2 từ trở lên với nhau – ví dụ: “uống nước”, “mẹ đi làm” hoặc “bố đâu rồi”
- Tạo ra các từ một cách tự nhiên
- Biết tên ít nhất một màu
- Trả lời các hướng dẫn và câu hỏi hàng ngày như “mẹ đâu rồi” bé trả lời “đi làm”
Chậm ngôn ngữ là tình trạng khá phổ biến ở lứa tuổi này. Khoảng 1 trong 6 trẻ em có dấu hiệu chậm ngôn ngữ và được coi là “người nói muộn”. Nhưng đến 4 tuổi, hầu hết những đứa trẻ chậm nói đã bắt kịp những đứa trẻ cùng tuổi.
Vào khoảng 3 tuổi
Dấu hiệu trẻ 3 tuổi chậm nói như:
- Kết hợp các từ thành câu dài hơn. Ví dụ: “bố bóc bánh” hát câu đơn giản “bà ơi bà”
- Bé hiểu và có thể sai vặt được. Ví dụ “lấy cho mẹ cái gối”, “bố muốn uống nước”
- Quan tâm đến sách, chơi đồ chơi
- Hỏi những câu hỏi (có những bé luôn hỏi “ngàn câu hỏi vì sao”)
Từ 4-5 tuổi trở lên
Khi đi học mầm non trẻ gặp khó khăn về ngôn ngữ và tương tác với bạn. Nếu những khó khăn này không thể giải thích được bằng những nguyên nhân khác như chứng tự kỷ hoặc mất thính giác thì đó có thể là chứng rối loạn phát triển ngôn ngữ.
- Ở độ tuổi này, trẻ mắc chứng rối loạn phát triển ngôn ngữ có thể:
- Đấu tranh để học từ mới và trò chuyện
- Sử dụng câu ngắn, đơn giản và thường bỏ sót những từ quan trọng trong câu
- Ngữ pháp trong câu bị đảo lộn
- Chỉ phản hồi một phần của hướng dẫn
- Khó sử dụng tên của vật thay vào đó sử dụng từ chung chung như cái này, nó, thứ
- Khó khăn nghe hiểu lời nói, câu chuyện, yêu cầu.
Nguyên nhân trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.
Nguyên nhân trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường có xu hướng di truyền trong gia đình. Một số yếu tố tác động:
- Chậm ngôn ngữ ở nam có tỷ lệ cao hơn.
- Có người lớn trong gia đình chậm phát triển ngôn ngữ hoặc rối loạn giao tiếp.
- Trẻ bị rối loạn phát triển hoặc hội chứng như tự kỷ hoặc hội chứng Down
- Trẻ em có vấn đề về thính giác, nhiễm trùng tai và thắng lưỡi.
Trung tâm phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm nói
Các cơ sở Trung tâm Nhân Hòa chuyên dạy trẻ chậm nói, phát triển ngôn ngữ ở TpHCM. Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo các bệnh viện, cơ sở giáo dục tại TpHCM như:
- Bệnh viện Nhi Đồng 1
- Bệnh viện Nhi Đồng 2
- Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố
- Trung tâm HTPT Giáo dục hòa nhập Nhân Hòa
- Trung tâm Hướng Dương
Đôi khi, sự chậm nói ở trẻ có thể đi kèm các rối loạn phát triển như tự kỷ, tăng động giảm chú ý, thiểu năng trí tuệ. Phụ huynh hiểu rõ con hơn ai khác. Hãy liên hệ với các cơ sở y tế, giáo dục để nhận được sự hỗ trợ tốt hơn.