Các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ (ASD) và biểu hiện

Các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ được xác định dựa theo những biểu hiện về sự suy giảm về giao tiếp và tương tác xã hội, những hạn chế, hành vi lặp đi lặp lại. Xác định các mức độ tự kỷ giúp đưa ra các phương pháp hỗ trợ phù hợp cho từng cá nhân trẻ. Dưới đây là 03 mức độ của rối loạn phổ tự kỷ ứng với những biểu hiện và nhu cầu hỗ trợ của trẻ tự kỷ.

Các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ (ASD)

Trẻ rối loạn phổ tự kỷ được chia thành nhiều mức độ khác nhau, có những em có trí tuệ thấp và có thể không có ngôn ngữ nên sẽ được can thiệp chương trình giáo dục đặc biệt lâu dài. Mặt khác, có nhiều trẻ tự kỷ thông minh có ngôn ngữ và theo học được chương trình phổ thông như các bạn cùng tuổi và có nhiều em có mức trí tuệ mức chậm nhẹ hoặc ranh giới sẽ được theo học chương trình phổ thông hòa nhập. Nhưng dù các em có nhận thức khá hay không thì những suy yếu cốt lõi các em gặp phải cũng là giao tiếp và tương tác xã hội, các em hỗ trợ hoặc can thiệp sớm để phát triển tiến bộ và hòa nhập cộng đồng.

Theo Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối nhiễu tâm thần của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ, các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ được chia thành 3 cấp độ tương ứng với các mức yêu cầu sự hỗ trợ. Mỗi cấp độ được xác định dựa trên biểu hiện về sự suy giảm về giao tiếp và tương tác xã hội, những hạn chế, hành vi lặp đi lặp lại và các dấu hiệu liên quan. 3 cấp độ tự kỷ đó là: Cấp độ 1 – yêu cầu hỗ trợ; Cấp độ 2 – yêu cầu hỗ trợ đáng kể; Cấp độ 3: yêu cầu hỗ trợ rất đáng kể.

Các cấp độ tự kỷ
Các mức độ tự kỷ khác nhau sẽ cần sự hỗ trợ và can thiệp khác nhau

Cấp độ 1 – Yêu cầu hỗ trợ

Người có mức độ của rối loạn phổ tự kỷ ở cấp độ này yêu cầu ít hỗ trợ hơn 2 mức còn lại. Những trẻ em có rối loạn phổ tự kỷ ở mức độ này có thể nói được câu trôi chảy, có khả năng khởi xướng và tham gia vào giao tiếp nhưng thường duy trì vòng giao tiếp không hiệu quả, khó khăn trong việc đồng bộ giữa cử chỉ và lời nói như cung giọng phẳng, ít sử dụng cử chỉ điệu bộ trong khi giao tiếp. Khi không có sự hỗ trợ trực tiếp, sự thiếu hụt trong kỹ năng giao tiếp xã hội gây ra những suy giảm đáng kể về giao tiếp và tương tác xã hội trong đời sống.

Cấp độ này là mức độ rối loạn phổ tự kỷ nhẹ nhất trong ba cấp độ. Ở mức độ tự kỷ này, các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ cũng khó nhận biết hơn so với 2 mức độ khác.

Giao tiếp xã hội

Ở mức độ rối loạn phổ tự kỷ này, nếu trẻ không có sự hỗ trợ, sự thiếu hụt trong giao tiếp xã hội sẽ gây ra những suy giảm rõ rệt về giao tiếp và tương tác xã hội. Trẻ khó khăn trong việc bắt đầu các tương tác xã hội với người khác. Trẻ có biểu hiện rõ ràng về phản ứng không điển hình hoặc không thành công trước các đề nghị tương tác giao tiếp của người khác. Có biểu hiện như đã giảm quan tâm đến các tương tác xã hội. Ví dụ, một người có thể nói đủ câu và tham gia giao tiếp nhưng cuộc trò chuyện qua lại với người khác không thành công và nỗ lực kết bạn của họ là kỳ quặc và thường không thành công.

>>> Tham khảo: Cách dạy bé tập nói từ nhà chuyên môn ngôn ngữ trị liệu

Những hạn chế, hành vi lặp đi lặp lại

Ở mức độ tự kỷ này, trẻ có những hạn chế, hành vi lặp đi lặp lại mạng tính rập khuôn biểu hiện qua sự không linh hoạt của hành vi gây ra sự cản trở đáng kể đối với hoạt động trong một hoặc nhiều bối cảnh. Khó chuyển đổi giữa các hoạt động. Các vấn đề về tổ chức và lập kế hoạch cản trở tính độc lập.

Các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ
Ngay cả rối loạn phổ tự kỷ nhẹ cũng cần sự hỗ trợ để tăng khả năng giao tiếp và ngôn ngữ

Cấp độ 2 – Yêu cầu hỗ trợ đáng kể

Mức độ của rối loạn phổ tự kỷ này cần nhiều hỗ trợ, những trẻ tự kỷ ở mức độ này có sự thiếu hụt rõ rệt trong các kỹ năng giao tiếp xã hội bằng lời nói và không lời. Trẻ có khiếm khuyết xã hội rõ ràng ngay cả khi có hỗ trợ trực tiếp, hạn chế khởi xướng các tương tác xã hội, phản ứng kém hoặc bất thường đối với các phản ứng xã hội từ những người khác. Trẻ rối loạn phổ tự kỷ cấp độ 2 là những trẻ tự kỷ trung bình thường gặp.

Giao tiếp xã hội

Ở mức độ của rối loạn phổ tự kỷ này, trẻ này thiếu hụt rõ rệt về kỹ năng giao tiếp xã hội bằng lời nói và phi ngôn ngữ; khiếm khuyết xã hội rõ ràng ngay cả khi có hỗ trợ tại chỗ; hạn chế bắt đầu tương tác xã hội; và phản ứng giảm bớt hoặc bất thường đối với các đề nghị xã hội từ người khác. Ví dụ, một người nói những câu đơn giản, sự tương tác của họ bị giới hạn ở những mối quan tâm đặc biệt hạn hẹp và là người có khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ kỳ lạ rõ rệt.

Các hành vi hạn chế, lặp đi lặp lại

Ở mức độ tự kỷ này, trẻ không linh hoạt trong hành vi, khó đối phó với sự thay đổi hoặc các hành vi hạn chế/lặp đi lặp lại khác xuất hiện thường xuyên đủ để người quan sát bình thường thấy rõ và cản trở hoạt động trong nhiều bối cảnh khác nhau. Đau khổ và/hoặc khó thay đổi trọng tâm hoặc hành động.

Các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ
Trẻ tự kỷ cấp độ 2 cần sự hỗ trợ đáng kể để phát triển tốt hơn

Cấp độ 3 – Yêu cầu hỗ trợ rất đáng kể

Mức độ của rối loạn phổ tự kỷ này cần rất nhiều hỗ trợ, những trẻ có mức độ tự kỷ ở cấp độ này có sự suy yếu nghiêm trọng trong các kỹ năng giao tiếp xã hội bằng lời nói và không lời như không nói được hoặc nói rất ít gây ra sự suy giảm trầm trọng trong hoạt động học tập và sinh hoạt hàng ngày. Trẻ cần sự nhắc nhở và hỗ trợ chăm sóc liên tục. Trẻ cũng hiếm khi khởi xướng các tương tác xã hội và phản ứng tối thiểu đối với các khởi xướng giao tiếp, tương tác xã hội từ người khác. Cấp độ này là mức độ rối loạn phổ tự kỷ nặng nhất trong ba cấp độ.

Giao tiếp xã hội

Ở mức độ của rối loạn phổ tự kỷ yêu cầu hỗ trợ rất đáng kể này, trẻ thiếu hụt nghiêm trọng trong các kỹ năng giao tiếp xã hội bằng lời nói và phi ngôn ngữ gây ra những suy giảm nghiêm trọng về chức năng, khả năng bắt đầu tương tác xã hội rất hạn chế và phản ứng tối thiểu đối với các hành vi xã hội quá mức từ người khác. Ví dụ, một người có ít từ ngữ dễ hiểu, hiếm khi bắt đầu tương tác và khi làm vậy, họ sẽ đưa ra những cách tiếp cận khác thường chỉ để đáp ứng nhu cầu và chỉ đáp lại những cách tiếp cận xã hội rất trực tiếp. Ba mẹ có thể xem các video Youtube dạy bé tập nói để tăng cường dạy con ở nhà.

Các hành vi hạn chế, lặp đi lặp lại

Ở mức độ của rối loạn phổ tự kỷ này, trẻ có các hành vi không linh hoạt. Trẻ cực kỳ khó đối phó với sự thay đổi hoặc các hành vi bị hạn chế/lặp đi lặp lại khác cản trở rõ rệt đến các hoạt động trong mọi lĩnh vực. Trẻ tỏ ra đau khổ/khó khăn trong việc thay đổi trọng tâm hoặc hành động.

Các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ
Trẻ tự kỷ cấp độ 3 cần sự hỗ trợ rất đáng kể để cải thiện những suy yếu nghiêm trọng

Vai trò xác định các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ.

Xác định các mức độ rối loạn phổ tự kỷ giúp phân loại cấp độ những suy yếu cốt lõi của rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ và có những phương pháp hỗ trợ, can thiệp sớm phù hợp. Mỗi trẻ tự kỷ là một trường hợp riêng biệt. Do vậy các phương pháp hỗ trợ và can thiệp cho trẻ cũng khác nhau. Xác định các mức độ tự kỷ giúp các nhà chuyên môn, trung tâm dạy trẻ tự kỷ, cơ sở y tế nắm rõ tình hình của trẻ để giúp trẻ tiến bộ tốt nhất.

Việc phân loại các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ cũng thường gặp khó khăn. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ khả năng giao tiếp và ngôn ngữ còn hạn chế. Do đó cần khám tự kỷ cho bé ở những địa chỉ uy tín. Nhiều trường hợp những khó khăn trong giao tiếp xã hội và những hành vi hạn chế, lặp đi lặp lại cần được đánh giá riêng. Ngoài ra khi xác định mức độ tự kỷ, thường mô tả ngắn gọn các triệu chứng hiện tại của trẻ tự kỷ, các suy giảm kèm theo như có hoặc không kèm theo suy giảm trí tuệ, ngôn ngữ.

Việc xác định các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ có vai trò quan trọng trong quá trình hỗ trợ và can thiệp cho trẻ. Dựa vào đó có thể lên các mục tiêu can thiệp, hỗ trợ để trẻ phát triển các kỹ năng, chăm sóc bản thân và hòa nhập tốt hơn.

Hãy liên hệ với Trung tâm Nhân Hòa để nhận được sự hỗ trợ và can thiệp sớm cho trẻ phát triển tiến bộ.

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN