Bé 2 – 5 tuổi chậm phát triển trí tuệ và ngôn ngữ, cách điều trị

Các bé từ 2 đến 5 tuổi chậm phát triển trí tuệ và ngôn ngữ sẽ chậm hơn so với các bạn cùng tuổi. Trẻ chậm phát triển cần phát hiện và điều trị sớm để trẻ tiến bộ, tránh tụt hậu và trở lên nghiêm trọng. Dưới đây là các mốc phát triển, các biểu hiện và cách điều trị trẻ chậm phát triển sớm, phụ huynh cùng theo dõi.

Chậm phát triển là gì?

Chậm phát triển là khi trẻ chậm đạt được các mốc phát triển ngôn ngữ và trí tuệ hơn so với các bạn cùng tuổi và trẻ phát triển bình thường. Các mốc phát triển đầu tiên như:

  • Lần đầu tiên mỉm cười.
  • Thời gian lật, bỏ, ngồi dậy
  • Bắt đầu đứng dậy và tập đi
  • Vẫy tay “tạm biệt”
  • Nói những từ đầu tiên
  • Hiểu yêu cầu và có thể sai vặt
  • Gặp khó khăn về tư duy và giải quyết vấn đề
  • Các vấn đề về kỹ năng: ăn uống, đi vệ sinh, mặc quần áo.

Ở mỗi trẻ có thể đạt được các mốc trên khác nhau và có thể chênh lệch 3 – 6 tháng ở trẻ bình thường. Vì vậy, trường hợp trẻ chậm hơn một chút không có nghĩa là trẻ chậm phát triển. Chậm phát triển ở đây là trường hợp trẻ liên tục chậm hoặc tụt hậu trên tất cả các kỹ năng như vận động, ngôn ngữ, giao tiếp, tương tác, học tập so với trẻ cùng độ tuổi. Dưới đây là các dấu hiệu trẻ 2 – 5 tuổi chậm phát triển về mặt trí tuệ và ngôn ngữ.

Bé dưới 2 tuổi chậm phát triển

Các biểu hiện nhận biết bé dưới 2 tuổi và 2 tuổi chậm phát triển có thể kể đến như:

Thời kỳ sơ sinh đến dưới 1 tuổi:

  • Trẻ sinh ra nhẹ cân, sinh non, thể trạng yếu
  • Bé ít giao tiếp bằng mắt, thể hiện quan tâm đến xung quanh
  • Ít cười hoặc phát ra các âm thanh như “a..ư…” để được chú ý
  • Hiểu và đáp ứng với biểu cảm trên khuôn mặt
  • Thời gian bé biết lật, bò, ngồi chậm.

Thời kỳ 1-2 tuổi

  • Bé chưa bập bẹ nói những từ đầu tiên
  • Bé chưa đứng được dậy và tập đi
  • Không biết bắt trước hành vi người lớn. Ví dụ: chơi ú òa
  • Chưa sử dụng được ngôn ngữ để thể hiện mong muốn (ví dụ: uống sữa, bánh, bóng)
  • Vốn từ vựng ít và chưa nói được từ đơn, đôi. Ví dụ: bố, mẹ, mẹ đi làm, bóc bánh,…
  • Ngôn ngữ cử chỉ ít. Không biết vẫy tay tạm biệt; gật đầu, lắc đầu.
  • Ít biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt
  • Chưa hiểu yêu cầu và sai vặt được. Ví dụ: bỏ rác giúp mẹ, lấy mẹ cái ly
Bé 2 - 5 tuổi chậm phát triển
Phát hiện và can thiệp sớm cho các trẻ chậm phát triển từ 2 tuổi sẽ mang lại hiệu quả cao

Việc theo dõi phát hiện và can thiệp sớm cho các bé chậm phát triển từ 2 tuổi sẽ mang lại hiệu quả cao. Lúc này sự phát triển của bộ não linh hoạt và khả năng tiếp thu cao. Do đó các biện pháp can thiệp sớm và điều trị cho trẻ chậm phát triển sẽ mang lại sự tiến bộ đáng kể.

Bé 2 – 3 tuổi chậm phát triển

Về ngôn ngữ

  • Trẻ 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ sẽ chưa đạt được các mốc như:
  • Chưa nói được khoảng 50 – 200 từ
  • Chưa nói được cụm từ và câu đơn giản
  • Lời nói khó hiểu hoặc thường phát âm từ không không có nghĩa
  • Chưa sử dụng các từ sỡ hữu như: của em, của con
  • Không hỏi các câu hỏi “ở đâu”. Ví dụ: mẹ đâu rồi
  • Gặp khó khăn khi giao tiếp với bạn bè và thầy cô

Về trí tuệ

  • Trẻ thường chậm hiểu và tương tác qua lại
  • Chưa thể chơi giả bộ hoặc tưởng tượng (chăm sóc búp bê, con vật)
  • Không giao tiếp, nói qua lại được khoảng 5 lượt
  • Ít cảm xúc trên khuôn mặt và ít có sự kết hợp giữa ngôn ngữ và cảm xúc
  • Ít có tính độc lập và biểu hiện tự làm được. Ví dụ trẻ thường tự bóc bánh, kẹo vì sợ lấy mất
  • Khó chơi và tương tác với bạn, trẻ cùng độ tuổi.

Bé 3 – 4 tuổi chậm phát triển

Về ngôn ngữ

  • Chưa nói được các cụm 2 – 5 từ, câu đơn giản
  • Chưa biết hỏi các câu đơn giản: “ai? Tại sao? Khi nào?
  • Hiểu chậm và không trả lời được các câu hỏi đơn giản
  • Chưa nói được cảm xúc, cảm giác của trẻ.

Về trí tuệ và tương tác xã hội

Bé 3 – 4 tuổi thường đã đi học mầm non. Một số trường hợp trẻ không được nhận ở các lớp mầm non do chậm về ngôn ngữ, khả năng tự sinh hoạt, học và hòa nhập cùng các bạn hoặc có các hành vi gây rối lớp học.

  • Trẻ có xu hướng chơi 1 mình, ít chơi cùng bạn
  • Xuất hiện các hành vi ăn vạ, lăng xăng
  • Một số trẻ chưa biết tự ăn uống, đi vệ sinh
  • Khó hiểu và làm theo yêu cầu của thầy cô, người chăm sóc
  • Một số trẻ tự kỷ có hành vi lặp đi lặp lại, thường xuyên nếm, ngửi đồ vật.

Trẻ 4 – 5 tuổi chậm phát triển

Trẻ chậm phát triển được phát hiện càng sớm càng tốt và can thiệp cho trẻ hiệu quả nhanh trong 3 năm đầu đời. Trẻ 4 – 5 tuổi mới phát hiện có thể các dấu hiệu của trẻ chậm phát triển nhẹ hoặc sự chủ quan từ người chăm sóc. Với mức độ chậm phát triển trung bình đến nặng, có thể tuổi đời của trẻ 4 – 5 tuổi nhưng tuổi phát triển chỉ đạt 2 – 3 tuổi hoặc thấp hơn. Sự chậm trễ kéo dài sẽ khó khăn trong quá trình can thiệp và hỗ trợ trẻ.

Các biểu hiện về ngôn ngữ, trí tuệ có thể chỉ như các mốc phát triển của trẻ 2-4 tuổi trên đây. Một số trẻ chậm phát triển nhẹ có các biểu hiện trẻ chậm phát triển hơn so với tuổi như.

  • Lời nói không rõ ràng, chưa nói được câu đơn giản
  • Các kỹ năng vận động tinh, thô yếu. Ví dụ không bóc được trứng, xâu hạt nhỏ
  • Trẻ mất tập trung, giảm chú ý
  • Khả năng ghi nhớ kém
  • Tương tác và giao tiếp chậm hơn các bạn cùng tuổi
  • Gặp khó khăn trong tư duy, hành động và kết quả

Khám bé 2, 3, 4, 5 tuổi chậm phát triển ở đâu?

Trẻ chậm phát triển trí tuệ hoặc các rối loạn phát triển như tự kỷ, tăng động, chậm nói có xu hướng gia tăng. Các bệnh viện nhi, phòng khám tâm lý, tâm thần trẻ em, các cơ sở giáo dục hòa nhập có thể khám và đánh giá cho các bé 2 – 5 tuổi có biểu hiện hoặc nghi ngờ chậm phát triển. Một số địa chỉ khám, đánh giá trẻ chậm phát triển tin cậy ở Tp Hồ Chí Minh (Tp HCM) như:

  • Bệnh viện Nhi Đồng 1
  • Bệnh viện Nhi Đồng 2
  • Trung tâm HTPT Giáo dục hòa nhập Nhân Hòa
  • Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố
  • Phòng khám đa khoa quốc tế CMI (Bs. Phan Thiệu Xuân Giang)
  • Khoa Tâm lý – Tâm thần trẻ em – Bệnh viện Tâm Thần Thành Phố
  • Phòng khám y khoa Phạm Ngọc Thạch

Cách điều trị trẻ chậm phát triển trí tuệ

Hiện nay, dạy trẻ chậm phát triển thông qua can thiệp sớm, phát triển các kỹ năng về ngôn ngữ, hành vi và rèn luyện trí tuệ sẽ giúp trẻ có thể theo kịp các bạn cùng tuổi và phát huy khả năng của trẻ. Nhiều trường hợp chủ quan, tình trạng chậm phát triển có thể kéo dài và tụt hậu trở thành vấn đề nghiêm trọng. Do đó, việc phát hiện và tìm kiếm sự hỗ trợ từ các cơ sở y tế, giáo dục là rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ.

Thông thường trẻ sẽ được chia nhỏ các kỹ năng để dạy, quá trình dạy trẻ cũng đòi hỏi sự kiên trì và từng chút một. Khi trẻ ổn hơn sẽ phát triển các kỹ năng về ngôn ngữ và hành vi cao hơn. Các phương pháp dạy trẻ chậm phát triển thường kết hợp phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, nhận thức và hành vi. Dù ở mức độ chậm phát triển nặng hay nhẹ trẻ đều cần sự hỗ trợ nhất định.

Việc nhận biết bé từ 2 – 5 tuổi chậm phát triển trí tuệ và ngôn ngữ, điều trị sớm cho trẻ là bước chuẩn bị tốt cho tương lai của trẻ. Hãy liên hệ với Trung tâm Nhân Hòa để trẻ được đánh giá, can thiệp và phát triển các kỹ năng tốt.

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN