Cách nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khóc như thế nào?

Các chuyên gia trên thế giới đã nghiên cứu nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khóc để giúp sàng lọc và phát hiện sớm. Kết quả cho thấy tiếng khóc của trẻ tự kỷ có tần số cao độ cao hơn, tiếng khóc bất thường và khoảng dừng ngắn hơn. Việc phát hiện sớm trẻ tự kỷ giúp trẻ có nhiều cơ hội để phát triển tốt hơn.

Tiếng khóc có thể báo hiệu chứng tự kỷ ở trẻ hay không?

Trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ được xác định bởi sự phát triển bất thường hoặc suy giảm về tương tác và giao tiếp xã hội, cũng như các hành vi, sở thích và các hoạt động hạn chế, lặp đi lặp lại.

Tiếng khóc của trẻ em nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng là những âm thanh nổi bật nhất về mặt sinh học gợi ra những phản ứng nhanh chóng và đầy quan tâm từ người lớn. Các nhà khoa học đã nghiên cứu so sánh tiếng khóc của trẻ tự kỷ với trẻ bình thường và thu được những kết quả phục vụ để sàng lọc, nhận biết sớm rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ qua tiếng khóc.

Kết quả cho thấy tiếng khóc của trẻ tự kỷ có tần số cao độ cao hơn, tiếng khóc bất thường và khoảng dừng ngắn hơn. Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng cường độ khóc là dấu hiệu báo hiệu bệnh nghiêm trọng tốt hơn so với nhịp thở, nhiệt độ, nhịp tim và các triệu chứng thường gặp khác.

Nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khóc
Nghiên cứu tiếng khóc để giúp sàng lọc và phát hiện sớm trẻ tự kỷ

Đặc điểm nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khóc

Cha mẹ có thể nhận biết trẻ tự kỷ thông qua tiếng khóc như sau:

  • Tần số cao độ trong tiếng khóc trẻ tự kỷ thường cao hơn trẻ bình thường (cao hơn 300 – 600 Hz)
  • Tiếng khóc bất thường về độ cao và khoảng dừng ngắn hơn.
  • Được đánh giá là tiếng khóc thể hiện sự đau khổ hơn so với trẻ bình thường
  • Trên thực tế được cha mẹ mô tả là tiếng khóc bất ngờ và không diễn giải được

Ngoài ra, để nhận biết trẻ tự kỷ cha mẹ cần theo dõi thêm các dấu hiệu trẻ tự kỷ về ngôn ngữ, hành vi như:

  • Gọi tên trẻ không quay đầu
  • Ít giao tiếp mắt
  • Giảm nụ cười xã hội trước 12 tháng tuổi (ít cười)
  • Chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ
  • Ít tham gia các cuộc trò chuyện và ít phát ra âm thanh hơn trẻ bình thường
  • Trẻ có các hành vi lặp đi lặp lại, quan tâm nhiều đến đồ vật hơn giao tiếp với người

Việc phát hiện trẻ tự kỷ có thể gặp nhiều khó khăn đối với cha mẹ. Khi thấy trẻ có biểu hiện của rối loạn phổ tự kỷ, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám đánh giá bởi các bác sĩ, nhà chuyên môn để được phát hiện, chẩn đoán đúng và có những phương pháp hỗ trợ sớm giúp trẻ phát triển.

Tiếng khóc trẻ tự kỷ có cao độ cao và khoảng dừng ngắn hơn

Tại sao trẻ tự kỷ hay quấy khóc?

Trẻ tự kỷ hay quấy khóc có thể do những nguyên nhân sau đây:

Khó khăn trong giao tiếp: Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ để thể hiện nhu cầu và bộc lộ cảm xúc của mình. Vì thế trẻ thường quấy khóc nếu những người xung quanh không hiểu và đáp ứng như mong đợi của trẻ.

Các vấn đề về rối loạn giác quan: Trẻ mắc chứng tự kỷ bị hạn chế trong việc xử lý các thông tin về giác quan, điều này khiến cho trẻ rất nhạy cảm với ánh sáng mạnh và tiếng ồn, khóc lớn do không có cảm giác an toàn.

Các vấn đề về thích nghi: Trẻ tự kỷ thường khó thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống. Khi có bất kỳ thay đổi gì ví dụ như đồ ăn, đồ chơi, bạn bè … có thể gây ra sự rối loạn lo âu, khiến cho trẻ khóc nhiều.

Cảm giác không an toàn: Trẻ tự kỷ có thể cảm thấy bất an và căng thẳng khi ở trong một tình huống mới hoặc không gian không quen thuộc. Khi đó việc quấy khóc của trẻ có thể xem là sự phản ứng không hài lòng trước cảm giác không an toàn hoặc là cách để trẻ tự trấn an bản thân.

Rối loạn về giấc ngủ: Hormone melatonin đóng vai trò báo hiệu cho não bộ về thời gian cơ thể cần được nghỉ ngơi. Tuy nhiên ở trẻ tự kỷ lượng hormone này sản sinh thấp hơn so với mức bình thường, khiến trẻ có thể gặp rối loạn về giấc ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ không đảm bảo. Điều này làm trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi nên thường xuyên quấy khóc.

Khó khăn trong giao tiếp và các rối loạn phát triển khiến trẻ tự kỷ khóc nhiều hơn

Cách giúp xoa dịu giúp trẻ tự kỷ bớt khóc

Để xoa dịu giúp trẻ tự kỷ bớt khóc, cha mẹ cần:

Bình tĩnh, lắng nghe và thấu hiểu: Cha mẹ cần giữ thái độ bình tĩnh, cố gắng lắng nghe những gì trẻ đang cố diễn đạt và quan sát cẩn trọng để hiểu các tín hiệu mà thông qua đó trẻ nói lên nhu cầu của mình.

Mang đến cảm giác an ủi và an toàn cho trẻ: Trẻ cần được hiểu sự có mặt của cha mẹ trong cơn quấy khóc hay khó chịu là mong muốn được đồng hành và giúp đỡ cho mình. Vì thế cha mẹ cần có sự thấu hiểu về cách trẻ muốn được hỗ trợ để cảm thấy được xoa dịu như trò chuyện, ôm ấp vỗ về, ngồi bên cạnh hay cho trẻ một vật hoặc một không gian an toàn.

Hiểu rõ nguyên nhân: Cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự khó chịu, quấy khóc của trẻ bằng cách hỏi trẻ về những gì đang xảy ra hoặc dõi theo và quan sát xem các yếu tố nào có thể là lý do khiến cho trẻ không vui không.

Đánh lạc hướng sự chú ý của trẻ: Cha mẹ có thể thực hiện một số hoạt động như làm khuôn mặt – hành động bất ngờ, gây chú ý bằng cách chỉ một điều bất ngờ khác ở bên ngoài, hát bài hát trẻ thích,… để đánh lạc hướng trẻ, khiến trẻ mất tập trung và quên đi những điều đang khiến trẻ quấy khóc.

Đưa trẻ đi can thiệp tâm lý, âm ngữ: Nếu trẻ có những cảm xúc và hành vi khó kiểm soát trong một thời gian kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng sống của trẻ hoặc những người chăm sóc, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ để được tư vấn và can thiệp kịp thời.

Can thiệp tâm lý – âm ngữ giúp trẻ giao tiếp và thể hiện mong muốn tốt hơn

Kết luận

Như vậy, để nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khóc có thể thông qua các đặc điểm như tần số cao, tiếng khóc bất thường và các khoảng dừng ngắn. Cha mẹ cũng nên theo dõi các dấu hiệu khác ở trẻ tự kỷ. Việc phát hiện và can thiệp sớm giúp trẻ có nhiều cơ hội để phát triển tốt hơn.

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN