Trẻ tự kỷ là gì? Trẻ bị tự kỷ và tăng động có khác nhau không?

Theo số lượng thống kê có tới 2/3 trẻ tăng động có những biểu hiện của trẻ tự kỷ và một nửa số trẻ tự kỷ có biểu hiện của trẻ tăng động. Việc nhầm lẫn những triệu chứng giữa hai hội chứng bệnh này là điều không thể tránh khỏi. Bài viết sau đây, chúng tôi xin cung cấp đến cho bạn đọc sự khác biệt giữa trẻ em tự kỷ và trẻ tăng động giảm chú ý.

Trẻ em tự kỷ là gì?

Trẻ em tự kỷ là một hội chứng trẻ bị khiếm khuyết trong giao tiếp, trong tương tác với mọi người, khó khăn trong việc kiểm soát hành vi, cảm xúc dẫn đến giảm khả năng hòa nhập cộng đồng. Trong những trẻ mắc hội chứng tự kỷ thì trẻ tự kỷ dạng nhẹ thường không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng. Trẻ tự kỷ nhẹ sẽ có một số dấu hiệu của chứng tự kỷ nhưng ở mức độ nhẹ.

Trẻ tự kỷ có những khiếm khuyết về kỹ năng trong giao tiếp

Trẻ tự kỷ tăng động là gì?

Tự kỷ tăng động là một rối loạn phát triển khá phức tạp và thường xuất hiện ở trẻ tự kỷ, chiếm một nửa các trường hợp tự kỷ. Trẻ tự kỷ tăng động là trường hợp trẻ có cả dấu hiệu của tự kỷ và tăng động giảm chú ý. Vậy nên, ngoài biểu hiện của tự kỷ những đứa trẻ này cũng thể hiện các hành vi bất thường như bồn chồn, thiếu sự tập trung và hoạt động nhiều quá mức. Tình trạng này thường kéo dài và khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Trẻ em tự kỷ và tăng động có điểm gì giống nhau?

Nhiều người sẽ nhầm lẫn vì một số điểm giống nhau của trẻ bị tự kỷ và trẻ tăng động như:

  • Không có sự tập trung và chú tâm quá mức bình thường: Trẻ em tự kỷ và tăng động thường giống nhau về sự lơ đãng, không tập trung trong các việc học tập, sinh hoạt hàng ngày. Mặc dù vậy, chúng lại quan tâm quá mức vào những chủ đề hoặc đồ vật mà chúng yêu thích.
  • Có những hành vi tăng động: Trẻ tự kỷ dạng hiếu động và trẻ em tăng động giảm chú ý đều có những hành động nghịch ngợm ngang nhau. Chúng có thể nô đùa, chạy nhảy, la hét mà không biết ngừng nghỉ.

Trẻ em tự kỷ và tăng động đều có những biểu hiện hành vi tăng động

  • Bốc đồng: Trẻ tự kỷ và trẻ tăng động thường có những hành vi bốc đồng, hung hăng mà không lường trước được. Trẻ có một số hành vi không phù hợp gây hậu quả có thể gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.
  • Rối loạn cảm giác: Trẻ tự kỷ và tăng động giảm chú ý thường rất nhạy bén về cảm giác được hiểu là những cảm giác vượt quá sức chịu đựng gây nên sự tức tối, khó chịu cho trẻ. Ví dụ khi nghe tiếng còi xe, âm thanh động cơ…chúng có thể la hét và bịt tai lại. Hoặc khi nhìn thấy ánh sáng chiếu thẳng vào người trẻ thường hay ẩn tránh.
  • Rối loạn hành vi: Trẻ tự kỷ và tăng động đều có những khó khăn trong sử dụng hành vi trong giao tiếp và trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Khiếm khuyết về khả năng giao tiếp xã hội: Điều khiến trẻ em tự kỷ và tăng động khó hòa nhập với xã hội chính là các em không hiểu những quy tắc, hướng dẫn, trao đổi trong giao tiếp.

Sự khác nhau giữa trẻ tự kỷ và trẻ tăng động giảm chú ý

Mặc dù có nhiều điểm giống nhau nhưng trẻ tự kỷ và trẻ tăng động cũng có sự khác nhau. Những đặc điểm khác biệt như sau:

Kỹ năng giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ

  • Trẻ tự kỷ: Khó có khả năng tiếp nhận và hiểu ngôn ngữ không lời. Khả năng ngôn ngữ kém, diễn đạt chậm và đôi khi người khác không hiểu trẻ nói gì.
  • Trẻ tăng động: Khả năng trong giao tiếp không bị khiếm khuyết, trẻ hoàn toàn có thể giao tiếp bằng mắt linh hoạt hay nói cách khác là giao tiếp tốt với người khác. Nói chuyện nhiều quá mức và đôi khi chen ngang vào chuyện người khác.

Trẻ tăng động khác biệt với trẻ tự kỷ ở khả năng giao tiếp với mọi người

Khả năng thấu hiểu cảm xúc và suy nghĩ

  • Trẻ tự kỷ: Khiếm khuyết về mặt trí tuệ.
  • Trẻ tăng động: Trẻ tăng động giảm chú ý tuy không quan tâm đến những người xung quanh nhưng lại biết hiểu những cảm giác và suy nghĩ của người khác.

Khả năng tham gia các hoạt động và tương tác với xã hội

  • Trẻ tự kỷ: Khả năng kết nối với xã hội kém, thu mình trong thế giới riêng. Trẻ em tự kỷ không thích sự thay đổi một thói quen nào đó đã rập khuôn, không chú ý hoặc theo dõi chuyển động mắt và né tránh ánh mắt của người khác.
  • Trẻ tăng động: Trẻ không thích chơi một mình, cảm thấy khó chịu khi phải ngồi yên một chỗ. Trẻ không thích những hành vi rập khuôn, thích những điều mới, thích kết bạn và giao tiếp với nhiều người. Trẻ thích thu hút sự chú ý của mọi người, thích được mọi người quan tâm.

Ảnh hưởng với sự tác động bên ngoài

  • Trẻ tự kỷ: Ít có động lực thực hiện công việc dù cho được khen thưởng hay khích lệ.
  • Trẻ tăng động: Dễ bị chi phối khi nhận được lời khen thưởng từ người lớn. Khi có phần thưởng trẻ sẽ làm nhiệm vụ hăng hái hơn.

Khả năng tập trung

  • Trẻ tự kỷ: Không đáp ứng với kích thích thông thường, tập trung vào một thứ duy nhất. Trẻ rối loạn phổ tự kỷ luôn bị cuốn hút bởi những suy nghĩ trong thế giới riêng nên ít bị ảnh hưởng từ thế giới bên ngoài.
  • Trẻ tăng động: Trẻ tăng động dễ bị phân tâm bởi những tiếng động bên ngoài và thường xuyên nhảy tự nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác.

Trẻ tăng động dễ bị phân tâm bởi tác động bên ngoài

Bài viết trên của Trung tâm Nhân Hoà đã chia sẻ cho bạn những sự giống và khác giữ trẻ em tự kỷ và trẻ tăng động giảm chú ý để bạn phân biệt được. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc nhận biết hai hội chứng bệnh ở trẻ. Nếu bạn còn phân vân khám trẻ tự kỷ ở đâu để chẩn đoán chính xác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm và đăng ký khám, can thiệp cho trẻ. 

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN