Làm sao ngăn chặn các hành vi không phù hợp của con?

Việc dập tắt các hành vi không phù hợp của con là điều mà rất nhiều cha mẹ quan tâm và dùng nhiều cách thức để thực hiện như làm lơ, giải thích, hình phạt… Có một chiến lược hiệu quả mà bất cứ cha mẹ nào cũng có thể áp dụng cho con, đó là: Thay thế hành vi không phù hợp bằng hành vi phù hợp

Thế nào là hành vi không phù hợp?

hành vi không phù hợp của con là tất cả những hành vi gây tổn hại tới bản thân trẻ, người khác và môi trường, hay nói cách khác là những hành vi không được chấp nhận.

Hành vi phù hợp là những hành vi, cách cư xử phù hợp, có lợi cho mối quan hệ của trẻ với người xung quanh và được mọi người chấp nhận.

Làm sao để thay thế hành vi không phù hợp của con?

Đây là một quá trình nhiều bước cần sự xem xét và lập kế hoạch kỹ lưỡng như sau.

Bước 1: Lựa chọn hành vi thay thế

Lựa chọn hành vi thay thế có cùng chức năng với hành vi có vấn đề mà gia đình mong muốn trẻ đạt được (hành vi cần phù hợp với khả năng thực hiện của trẻ).

Ví dụ 1: Bé N thường xuyên nói “Ăn bánh” bất kỳ lúc nào bé muốn.

         Hành vi thay thế sẽ là tập cho bé nói câu đầy đủ chủ ngữ “Con muốn ăn bánh”.

Ví dụ 2: Bé thường cầm màu sáp trong tay và đâm vào người người khác.

          Hành vi thay thế: Cho bé vẽ màu lên giấy và người lớn hỗ trợ khi cần thiết. Bé hay đâm thì có thể hỗ trợ tay trong tay để tạo những hình chấm bi đâm trên giấy.

Ta thấy, hành vi thay thế trong ví dụ 1 không ép trẻ phải im lặng mà trẻ vẫn được nói, nói cùng 1 chủ đề. Ở ví dụ 2: Hành vi thay thế vẫn đáp ứng thói quen cầm màu trong tay và đâm màu của bé.

Bước 2: Dạy hành vi thay thế.

Là đưa một thói quen mới có giá trị hiện thực vào để thay thế cho 1 thói quen cũ không mang lại giá trị hoặc còn gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến người khác.

hành vi không phù hợp của con
Sơ đồ hành vi

Ví dụ: Trẻ N không tương tác với cô trong buổi học. trẻ thường đứng lên và la hét. Cô lại gần và nói với N về hành vi của N.

  • Tiền đề: Trẻ không tương tác với cô trong buổi học.
  • Hành vi mong đợi: Giao tiếp phù hợp 
  • Hành vi có vấn đề: Đứng lên, la hét.
  • Hành vi thay thế: Giơ tay và đợt.
  • Hệ quả từ hành vi mong đợi: chú ý giáo viên.
  • Hệ quả từ hành vi có vấn đề: Giáo viên lại gần và nói với N về vấn đề của N.
  • Giả thuyết từ hành vi thay thế: Gây chú ý tới giáo viên.

Bước 3: Giảm hành vi không phù hợp của con 

Củng cố khác biệt

Củng cố khác biệt là một phương pháp sử dụng củng cố để tăng hành vi mong muốn trong trường hợp không có hành vi thách thức. Có 4 loại củng cố:

Củng cố hành vi thay thế

Củng cố hành vi thay thế có cùng chức năng với hành vi thách thức (ví dụ: Khen thưởng việc đập bẹp đất nặn thay vì đập tay lên bàn tìm cảm giác).

Củng cố hành vi phù hợp

Củng cố hành vi phù hợp và không có cùng chức năng với hành vi thách thức (Khen thưởng việc trẻ tô màu thay vì mút tay – việc tô màu khiến trẻ bận rộn và không mút tay).

  • Bước 1: Suy nghĩ về các hành vi phù hợp và không có cùng chức năng với hành vi thách thức nhằm ngăn trẻ không tham gia vào hành vi có vấn đề.
  • Bước 2: Xác định những củng cố sẽ được sử dụng để củng cố hành vi phù hợp.
  • Bước 3: Đưa ra hệ quả thích hợp nếu trẻ có hành vi tiêu cực.

Củng cố cho sự không thực hiện hành vi có vấn đề trong khoảng thời gian cụ thể (Khen thưởng việc ngồi bàn chơi vui vẻ trong 15 phút)

  • Bước 1: Sử dụng đồng hồ hẹn giờ, chọn khoảng thời gian mà giáo viên sẽ kiểm tra hành vi không mong muốn này.
  • Bước 2: Khi đã hết thời gian, hãy xác định xem hành vi có xảy ra trong thời gian đã quy định hay không và phản hồi tương ứng. Nếu hành vi đó không xảy ra hãy củng cố trẻ.
  • Bước 3: Khi hành vi có vấn đề giảm, hãy tăng khoảng thời gian. Ví dụ: 15 phút tăng lên 20 phút.

Củng cố cho sự giảm thiểu tần suất của hành vi (Khen thưởng trẻ ngồi chơi 15 phút mà không ném đồ chơi).

  • Bước 1: Xác định tần suất của hành vi. (Ví dụ: ném đồ chơi 6-13 lần/ 15 phút).
  • Bước 2: Xác định tần suất mong muốn của hành vi. (ví dụ: 3-5 lần/ 15 phút).
  • Bước 3: Xác định mục tiêu đầu tiên. (ví dụ: tần suất đầu tiên mà trẻ cần đạt là 7 lần trong 15 phút) và củng cố.
  • Bước 4: Khi trẻ đạt được mục tiêu đầu tiên thì thiết lập mục tiêu tiếp theo thấp hơn. (Ví dụ: 6, 3, 2 lần và sau 3 lần thử, mỗi lần 15 phút). Và củng cố.

Sự dập tắt: Là tách trẻ ra khỏi những củng cố khi trẻ có hành vi. Sự dập tắt xảy ra khi một hành vi được củng cố trước đó không còn được củng cố nữa. Nên đi kèm với dạy hành vi thay thế.

  • Ưu điểm: có tác dụng giảm thiểu hành vi được củng cố bằng những tác nhân có trong môi trường.
  • Hạn chế:

+ Không dạy hành vi mới; 

+ Không đem lại hiệu quả cho tất cả trẻ;

+ Khả năng lạm dụng trẻ có thể xuất hiện vì time – out rất dễ sử dụng và có thể bị lạm dụng;

+ Không giúp trẻ học cách quản lý cảm xúc hay học những giá trị đạo đức.

Ba mẹ hãy thường xuyên truy cập website trungtamnhanhoa.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để phát triển ngôn ngữ cho bé nhé.

Tài liệu tham khảo

Trích Bài Giảng Lớp HCKT9B, học phần “Quản lý hành vi”, khóa IX/ Th.S Phạm Thị Hồng Ngọc/ Trường ĐHSP TP.HCM, năm 2021.

Người viết: Vũ Thị Hoa- GV GDĐB

TƯ VẤN VÀ ĐẶT HẸN