Rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ cao hơn trẻ bình thường 40 – 80%, ảnh hưởng đến không chỉ sức khỏe của trẻ mà còn ảnh hưởng đến gia đình. Hãy cùng Trung tâm Nhân Hòa tìm hiểu nguyên nhân và cách cải thiện chứng khó ngủ ở trẻ tự kỷ.
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ là gì?
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ là tình trạng mà trẻ gặp khó khăn trong việc bắt đầu và duy trì giấc ngủ, điều này có thể dẫn đến giấc ngủ không đủ hoặc không sâu. Trẻ tự kỷ thường gặp các vấn đề như khó ngủ, giấc ngủ không đều và sự tỉnh dậy thường xuyên trong đêm. Trẻ em và thanh thiếu niên mắc chứng ASD gặp vấn đề về giấc ngủ, đặc biệt là chứng mất ngủ, ở mức độ cao hơn so với trẻ em phát triển bình thường, dao động từ 40% đến 80%.
Theo thư viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ, những nguyên nhân gây ra chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ do nhiều yếu tố. Trong đó các yếu tố di truyền, môi trường, miễn dịch và thần kinh được cho là đóng vai trò trong sự phát triển của ASD. Có bằng chứng cho thấy có mỗi liên hệ giữa nhịp ngủ và melatonin với những thay đổi trong sự đồng bộ của nhịp melatonin này gây ra các vấn đề về giấc ngủ. Những bất thường trong việc sản xuất melatonin, một hormone giúp điều chỉnh nhịp sinh học, cùng với sự suy giảm của các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và GABA, có thể gây ra rối loạn chu kỳ ngủ – thức làm giấc ngủ của trẻ bị gián đoạn.
Biểu hiện của rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ
Biểu hiện của rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ bao gồm:
- Khó ngủ: Trẻ có thể mất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ, cần sự hỗ trợ từ người lớn để làm dịu và thư giãn trước khi ngủ.
- Thường xuyên thức giấc và thức vào sáng sớm: Trẻ ngủ không ngon và dễ thức giấc, dẫn đến việc không đạt được các giai đoạn giấc ngủ phục hồi và thường xuyên thức dậy giữa đêm và sáng sớm, gây ra tình trạng mệt mỏi và cáu kỉnh vào ban ngày
- Vấn đề về cảm giác: Trẻ có thể nhạy cảm với các yếu tố như ánh sáng, âm thanh hoặc các cảm giác khác trong môi trường ngủ, làm gián đoạn giấc ngủ của chúng.
- Hành vi kích thích trước giờ ngủ: Trẻ có thể có hành vi như chạy nhảy, khóc lóc hoặc thể hiện các hành vi không mong muốn trước giờ ngủ, làm cho trẻ tự kỷ khó ngủ hơn.
- Ác mộng và giấc mơ tồi tệ: Trẻ có thể hay giật mình và khóc đêm nhiều hơn, một số trẻ thường gây ồn vào ban đêm ảnh hưởng tới cả gia đình.
- Các vấn đề về giấc ngủ hàng ngày: Kháng cự khi đi ngủ, mất ngủ, rối loạn hô hấp khi ngủ, buồn ngủ vào ban ngày.
Tác động của rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ
Trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ mà còn ảnh hưởng nhiều đến cha mẹ, người chăm sóc. Việc thiếu ngủ có thể gia tăng các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ em.
Đối với bản thân trẻ tự kỷ
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đến sự phát triển và chất lượng cuộc sống của trẻ. Giấc ngủ không đủ và không chất lượng ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
Các tác động của rối loạn giấc ngủ, khó ngủ ảnh hưởng đến trẻ tự kỷ:
- Liên quan đến tình trạng chán ăn và tăng trưởng kém
- Tăng tính hung hăng, tăng động và khó khăn về mặt xã hội
- Ảnh hưởng đến khả năng học tập và phát triển
- Các vấn đề về đường hô hấp trên và các vấn đề về thị lực
- Ảnh hưởng đến khả năng tự điều chỉnh cảm xúc và sự thích ứng của trẻ trong các hoạt động hàng ngày
Ảnh hưởng đến cha mẹ và người chăm sóc
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ không chỉ ảnh hưởng tới bản thân trẻ mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của cha mẹ, người chăm sóc.
- Gia tăng căng thẳng: gia tăng căng thẳng ở người mẹ và trong gia đình
- Ảnh hưởng giấc ngủ người thân: Trẻ tự kỷ khó ngủ cũng làm gia tăng tình trạng gián đoạn giấc ngủ của cha mẹ, anh chị em
- Khó khăn trong việc chăm sóc trẻ: Thiếu ngủ làm gia tăng hành vi thách thức hơn của trẻ ASD vào ban ngày và ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh cảm xúc của trẻ.
Cách cải thiện chứng khó ngủ ở trẻ tự kỷ
Cách hiệu quả để cải thiện chứng khó ngủ ở trẻ tự kỷ.
- Thiết lập thói quen đi ngủ: Tạo thói quen về giờ đi ngủ và thức giấc hàng ngày. Trước giờ ngủ nên đọc sách, kể chuyện, nghe nhạc nhẹ, giao tiếp với trẻ để trẻ dễ ngủ hơn. Tránh các hoạt động kích thích như xem TV, điện thoại hoặc chơi trò chơi điện tử gần giờ đi ngủ.
- Tạo môi trường ngủ thoải mái: Đảm bảo phòng ngủ của trẻ yên tĩnh, tối và mát mẻ. Cân nhắc việc sử dụng đồ ngủ mềm mại, tránh các yếu tố cảm giác có thể gây khó chịu cho trẻ như quần áo cọ xát hoặc ga trải giường thô ráp.
- Quản lý lo âu và căng thẳng: Đối với trẻ có lo âu hoặc căng thẳng, việc áp dụng các kỹ thuật giảm lo âu như liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) hoặc kỹ thuật thư giãn có thể giúp cải thiện giấc ngủ.
- Giới hạn caffeine và đường: Tránh cho trẻ dùng thực phẩm hoặc đồ uống chứa caffeine và đường trước giờ ngủ.
- Can thiệp hành vi, vận động: Sử dụng các phương pháp can thiệp sớm về hành vi, nhận thức để giúp trẻ sinh hoạt tốt hơn. Ngoài ra, việc tăng cường vận động vào ban ngày cũng giúp trẻ ngủ ngon và sâu hơn.
- Liệu pháp dược lý: Cha mẹ hãy ưu tiên việc thiết lập các thói quen và sinh hoạt giúp trẻ ngủ ngon hơn. Khi trẻ không có những thay đổi thì cân nhắc dùng thuốc, tuy nhiên cần theo chỉ định của các bác sĩ.
Kết luận
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, với những phương pháp duy trì các thói quen đi ngủ và các cách cải thiện trên đây sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn. Ngoài giấc ngủ, trẻ chần can thiệp để phát triển khả năng ngôn ngữ và tương tác xã hội đồng đều hơn. Cha mẹ hãy liên hệ với Trung tâm Nhân Hòa để trẻ được can thiệp và phát triển toàn diện.