Trẻ tự kỷ có thể kèm theo rối loạn ngôn ngữ trong một số trường hợp trẻ có ngôn ngữ nhưng khả năng hiểu, diễn đạt lời nói kém, trẻ nói sai ngữ pháp, hay nói ngược, thiếu từ. Hãy cùng Trung tâm Nhân Hòa tìm hiểu về rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ và các cách dạy hiệu quả.
Trẻ tự kỷ rối loạn ngôn ngữ
Trẻ tự kỷ rối loạn ngôn ngữ là những trẻ tự kỷ mắc kèm thêm các dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ. Trong đó tự kỷ là rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác xã hội. Rối loạn ngôn ngữ là một chứng rối loạn giao tiếp gây cản trở việc học, hiểu và sử dụng ngôn ngữ. Rối loạn ngôn ngữ ảnh hưởng đến khả năng nói, nghe, đọc và viết ở trẻ. Tình trạng này khiến trẻ trẻ gặp khó khăn trong việc hình thành các đoạn hội thoại, diễn đạt ý tứ, thể hiện cảm xúc, hoặc giao tiếp với người khác.
Tự kỷ rối loạn ngôn ngữ là một trong những khía cạnh phức tạp của rối loạn phổ tự kỷ, gây ảnh hưởng đáng kể đến khả năng giao tiếp và ngôn ngữ của trẻ. Việc nhận biết sớm giúp phụ huynh và giáo viên can thiệp kịp thời, hỗ trợ trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách hiệu quả.
Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ tự kỷ
- Chậm phát triển ngôn ngữ: Trẻ có thể chậm nói hoặc không nói được từ nào trong một thời gian dài. Có thể ở 2 – 3 tuổi trẻ chậm nói, chưa nói được từ nào.
- Sử dụng ngôn ngữ không đúng cách: Trẻ có thể lặp đi lặp lại từ hoặc câu một cách máy móc hoặc dùng từ không phù hợp với ngữ cảnh. Trẻ cũng có thể tạo ra ngôn ngữ riêng (echolalia) hoặc trẻ nói linh tinh những lời không rõ nghĩa.
- Khó khăn trong giao tiếp bằng ngôn ngữ: Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc diễn đạt mong muốn, nhu cầu, hoặc cảm xúc của mình thông qua lời nói. Trẻ có thể không giao tiếp bằng mắt khi nói hoặc trẻ không quay đầu lại khi được gọi tên. Trẻ không sử dụng ngôn ngữ cử chỉ như gật đầu, lắc đầu, chỉ tay,…
- Khả năng hiểu ngôn ngữ kém: Trẻ có thể không hiểu được những câu đơn giản hoặc không phản ứng đúng với lời nói của người khác. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu các câu hỏi hoặc yêu cầu phức tạp.
- Không quan tâm đến giao tiếp xã hội: Trẻ có thể không thể hiện sự quan tâm đến việc giao tiếp với người khác, không tham gia vào các cuộc hội thoại hoặc không biết cách duy trì cuộc trò chuyện.
- Cử chỉ hạn chế hoặc bất thường: Trẻ có thể ít sử dụng cử chỉ hoặc biểu cảm khuôn mặt để giao tiếp, hoặc có thể sử dụng cử chỉ một cách không bình thường.
Biểu hiện trẻ tự kỷ rối loạn ngôn ngữ
Trẻ tự kỷ rối loạn ngôn ngữ có thể bao gồm các dấu hiệu của trẻ tự kỷ kèm thêm các dấu hiệu trẻ rối loạn ngôn ngữ thường gặp như:
- Nói câu bị thiếu từ
- Thường xuyên mắc lỗi ngữ pháp, đảo lộn từ trong câu
- Khó khăn ghép từ lại thành câu
- Trẻ gặp khó khăn khi học từ mới
- Ấp úng khi xây dựng cuộc trò chuyện
- Vốn từ vựng ít hơn so mốc phát triển ngôn ngữ
- Thường bị lộn khi sử dụng các trạng ngữ chỉ thời gian
So sánh trẻ tự kỷ và trẻ rối loạn ngôn ngữ
Trẻ tự kỷ và trẻ rối loạn ngôn ngữ có sự khác biệt đáng kể, trong trường hợp không đi kèm cùng nhau. Dưới đây so sánh giúp phân biệt rõ nét giữa hai vấn đề này, từ đó cung cấp cái nhìn sâu hơn về cách chăm sóc và hỗ trợ trẻ.
Định nghĩa chung
- Trẻ tự kỷ: Một rối loạn phát triển phổ biến ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, hành vi và tương tác xã hội.
- Trẻ rối loạn ngôn ngữ: Một nhóm các vấn đề về ngôn ngữ ảnh hưởng đến việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ.
Triệu chứng chính
- Trẻ tự kỷ: Khó khăn trong giao tiếp xã hội, hành vi lặp đi lặp lại, sở thích hạn chế.
- Trẻ rối loạn ngôn ngữ: Khó khăn trong việc phát âm, xây dựng câu hoặc hiểu nghĩa của từ và câu, diễn đạt lời nói.
Khả năng giao tiếp
- Trẻ tự kỷ: Thường chậm nói, không giao tiếp mắt, không sử dụng ngôn ngữ cử chỉ. Khả năng ngôn ngữ từ chậm nói được đến giao tiếp không phù hợp.
- Trẻ rối loạn ngôn ngữ: Thường gặp khó khăn trong việc cấu trúc câu và phát âm nhưng không nhất thiết ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp xã hội.
Hành vi
- Trẻ tự kỷ: Thích thực hiện các hành vi lặp đi lặp lại, khó hòa nhập với các bạn và có thể phản ứng mạnh mẽ với sự thay đổi.
- Trẻ rối loạn ngôn ngữ: Hành vi có thể khá đa dạng và ít bị giới hạn.
Điều trị và can thiệp
Trẻ tự kỷ: Can thiệp sớm với các phương pháp giáo dục đặc biệt, liệu pháp hành vi và hỗ trợ phát triển xã hội.
Trẻ rối loạn ngôn ngữ: Điều trị chủ yếu tập trung vào việc cải thiện kỹ năng ngôn ngữ thông qua liệu pháp ngôn ngữ và giáo dục.
Những khó khăn của trẻ tự kỷ rối loạn ngôn ngữ
Trẻ tự kỷ kèm theo rối loạn ngôn ngữ thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số khó khăn phổ biến:
Về ngôn ngữ và lời nói
Giao tiếp bằng lời nói: Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ hoặc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp hiệu quả. Trẻ có thể không nói, chậm nói, hoặc sử dụng ngôn ngữ một cách bất thường, chẳng hạn như lặp lại lời nói của người khác (echolalia) mà không hiểu ý nghĩa.
Hiểu ngôn ngữ: Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ, bao gồm việc hiểu các câu hỏi, yêu cầu hoặc hướng dẫn. Điều này có thể dẫn đến hiểu lầm hoặc không phản ứng đúng với các tình huống giao tiếp.
Sử dụng ngôn ngữ không đúng ngữ cảnh: Trẻ có thể sử dụng từ ngữ hoặc câu nói không phù hợp với ngữ cảnh hoặc không liên quan đến cuộc trò chuyện. Điều này có thể làm cho việc giao tiếp trở nên khó khăn và gây hiểu lầm cho người nghe.
Về diễn đạt và giao tiếp
Thiếu khả năng diễn đạt: Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc ghép các từ lại thành câu, đảo lộn ngữ pháp, nhầm lẫn ngôi người nói – người nghe. Dẫn đến khó khăn trong diễn đạt ngôn ngữ lời nói, cảm xúc, nhu cầu và mong muốn của mình thông qua lời nói.
Hạn chế trong giao tiếp phi ngôn ngữ: Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc sử dụng cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt hoặc ngôn ngữ cơ thể để hỗ trợ giao tiếp. Điều này làm giảm khả năng truyền tải thông điệp một cách hiệu quả.
Khó khăn trong việc duy trì giao tiếp: Trẻ có thể không biết cách bắt đầu, duy trì hoặc kết thúc một cuộc hội thoại. Chúng có thể không theo kịp chủ đề hoặc không biết cách thay đổi chủ đề một cách tự nhiên.
Khó khăn trong các mối quan hệ xã hội: Do gặp khó khăn trong giao tiếp, trẻ tự kỷ thường gặp trở ngại trong việc thiết lập và duy trì mối quan hệ với bạn bè hoặc người lớn. Điều này có thể dẫn đến cảm giác người khác không hiểu mình và khó khăn trong việc hòa nhập xã hội.
Những khó khăn này thường đòi hỏi sự can thiệp và hỗ trợ chuyên biệt từ các chuyên gia ngôn ngữ, giáo dục và tâm lý để giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp và thích nghi tốt hơn với môi trường xung quanh.
Dạy can thiệp trẻ tự kỷ rối loạn ngôn ngữ
Khi trẻ tự kỷ kèm rối loạn ngôn ngữ, can thiệp sớm đóng vai trò quan trọng giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, lời nói và cải thiện ngôn ngữ ở trẻ. Các nhà chuyên môn, giáo viên áp dụng kết hợp các phương pháp can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ cùng các phương pháp can thiệp trẻ rối loạn ngôn ngữ. Trung tâm Nhân Hòa thường đánh giá kỹ lưỡng đầu vào để xác định các mức độ rối loạn của trẻ mà đưa ra các biện pháp can thiệp phù hợp với cá nhân trẻ.
Các phương pháp can thiệp cho trẻ tự kỷ rối loạn ngôn ngữ như:
- Trị Liệu Ngôn Ngữ (Speech-Language Therapy)
- Phương pháp hành vi (Behavioral Interventions)
- Hệ thống giao tiếp thay thế và bổ sung (AAC – Augmentative and Alternative Communication)
- Phương pháp trị liệu hành vi (Behavioral Therapy)
- Phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ CC – lấy trẻ làm trung tâm (child-centered)
- Phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ CD – trị liệu viên chỉ đạo (Clinician – Directed)
- Phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ kết hợp / Hybrid Approach (HA)
Ngoài các phương pháp can thiệp trên, ở nhà ba mẹ hãy thường xuyên giao tiếp với trẻ, dạy trẻ nhận biết và điều chỉnh những ngữ pháp câu, mở rộng vốn từ ngữ để trẻ diễn đạt lời nói tốt hơn.
Lời kết
Trẻ tự kỷ rối loạn ngôn ngữ đã gặp khó khăn về phát triển ngôn ngữ, lời nói lại kèm thêm cách diễn đạt lời nói khó hiểu khiến cha mẹ và bản thân trẻ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Ba mẹ hãy liên hệ với Trung tâm Nhân Hòa để trẻ được can thiệp sớm giúp trẻ tiến bộ tốt.